Tuần vừa qua có những thông tin công nghệ nổi bật nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
? Một ứng dụng gọi điện quen thuộc tại Việt Nam bị lén cài mã độc, nhiều người có thể đã thành nạn nhân.
- Một chiến dịch tấn công nhằm vào ứng dụng gọi điện 3CXDesktopApp quen thuộc vừa được phát hiện. Đây là ứng dụng dành cho việc gọi điện và chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
- Vụ tấn công nhắm đến nhà phát triển phần mềm 3CX được phát hiện từ cuối tháng 3/2023. Theo đó, hacker đã chèn mã độc gián điệp vào bản cập nhật phần mềm, được ký số bởi chính nhà phát triển 3CX. Khi các khách hàng cập nhật và sử dụng ứng dụng 3CXDesktopApp, họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công nguy hiểm.
- Trên website của công ty, phần mềm gọi điện này đang được hơn 600.000 công ty với 12 triệu người dùng trên toàn thế giới sử dụng hàng ngày. Các khách hàng của dịch vụ gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng như Coca-Cola, McDonald’s, American Express, BMW, Honda…
- Theo thống kê của Bkav, tại Việt Nam, có ít nhất 318 doanh nghiệp và tổ chức đang sử dụng 3CX Desktop App, trong đó nhiều doanh nghiệp tài chính lớn có thể đã trở thành nạn nhân của cuộc tấn công này.
?Sử dụng ChatGPT để làm việt, một nhân viên SamSung làm lộ thông tin tối mật của công ty.
- Các dữ liệu tuyệt mật của Samsung vừa vô tình bị rò rỉ khi nhân viên công ty này sử dụng ChatGPT để giúp họ hoàn thành công việc.
- Samsung vốn có chính sách cho phép các kỹ sư trong bộ phận bán dẫn của mình sử dụng các công cụ AI tạo văn bản để giúp sửa các vấn đề trong mã nguồn. Nhưng để làm vậy, các kỹ sư sẽ phải nhập vào nhiều dữ liệu bí mật.
- Kết quả là chỉ trong vòng 1 tháng qua, công ty đã ghi nhận có 3 trường hợp nhân viên làm rò rỉ thông tin nhạy cảm qua ChatGPT. Vì ChatGPT sẽ lưu lại các dữ liệu do người dùng nhập vào để tự huấn luyện thêm, giờ đây các bí mật thương mại của Samsung đang nằm trong tay OpenAI, công ty đứng sau dịch vụ chatbot AI này.
? TikTok kiểm tra tại Việt Nam vì thông tin độc hại.
- Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện TikTok do nền tảng video ngắn lan tỏa thông tin độc hại.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng TikTok chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Thậm chí thuật toán TikTok còn giúp thông tin độc hại dễ dàng tạo thành trend, lan tỏa mạnh hơn, ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ
- Theo Cục trưởng, các nền tảng xuyên biên giới như TikTok, Facebook, YouTube có tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng trên toàn cầu. “Tuy nhiên khi vào Việt Nam, các nền tảng này phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, không chỉ bao gồm việc quản lý nội dung mà còn cả nghĩa vụ thuế, thanh toán, quảng cáo”, ông Do nói.
[Nguồn: VnExpress]
? Bộ Thông tin & Truyền thông nêu 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam.
1, Không kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm
2, Sử dụng thuật toán phát tán nội dung giật tít, câu view
3, Không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn hoạt động kinh doanh.
4, Không quản lý hoạt động của các idol tik tok
5, Không có biện pháp kiểm soát các nội dung vi phạm bản quyền.
6, Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư cá nhân
[Nguồn: Gen]
Thông tin công nghệ nổi bật.
? Đừng quên theo dõi CMAT & Comartek để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!!!